Module phân tích hư hỏng vòng bi Bearing Defect Factor™
Module phân tích hư hỏng vòng bi Bearing Defect Factor™ là một Module tích hợp sẵn trong phần mềm Nesti4.0 của nhà sản xuất ONEPROD. Với Module này chúng ta được trang bị một chuyên gia về phân tích vòng bi sẵn trong máy, nó sẽ đưa ra các cảnh bảo để chúng ta có thể phân tích sâu hơn.
Module phân tích hư hỏng vòng bi Bearing Defect Factor™ có thể dùng kèm với máy phân tích cầm tay Falcon, máy theo dõi độ rung trực tuyến.
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY HƯ HỎNG VÒNG BI
bụi bẩn tấn công
– Khoảng 47% –
bụi bẩn và các hạt mài phát sinh trong quá trình hoạt động như: cát, bụi, nước, chất hóa học. Để giải quyết vấn đề này thì chúng ta phải thường xuyên kiểm hệ thống seal phớt làm kín và lựa chọn loại hợp lý.
Hướng dẫn chọn seal - phớtlệch tâm trục
– Khoảng 13% –
khi hai trục quay nối với nhau không đồng tâm (lệch góc, lệch khoảng cách) sẽ dẫn đến việc lệch trục, điều này sẽ phá hủy vòng bi và bụ bẩn xâm nhập nhiều. Khắc phục bằng cách cân đồng tâm trục thường xuyên.
Thiết bị cân đồng tâm trục bằng laserlỗi lắp đặt
– Khoảng 14% –
bao gồm lỗi về dung sai lắp, căn chỉnh khe hở sai, lắp chặt sai chi tiết quay (vòng trong hoặc vòng ngoài), khóa vòng bi sai cách…
Hướng dẫn lắp đặt vòng bithiếu bôi trơn
– Khoảng 11% –
bao gồm lỗi về bôi trơn không đủ, độ nhớt không đủ, sai chất bôi trơn, bôi trơn quá mức cần thiết. Khắc phục bằng cách tăng cường hệ thống bôi trơn tự động hoặc tính toán lại hệ thống bôi trơn.
hệ thống bôi trơn tự độngthiết kế, bảo quản sai
– Khoảng 10% –
bao gồm lỗi về chọn sai vòng bi và bảo quản không kỹ. Khắc phục bằng cách đọc kỹ hướng dẫn về bảo quản vòng bi, chọn đúng loại vòng bi theo thiết kế ban đầu của nhà sản xuất.
Hướng dẫn bảo quản vòng bimỏi cơ khí
– Khoảng 5% –
đây là lỗi không kiểm soát được vì giới hạn của vật liệu đã tới giới hạn mỏi. Việc này có thể được kiểm tra và chẩn đoán qua các thiết bị phân tích rung động.
Thiết bị chẩn đoán độ rungCÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA HỎNG HÓC VÒNG BI
GIAI ĐOẠN 1: NỨT TẾ VI
Vết nứt (rỗ) đầu tiên sẽ xuất hiện trên bề mặt lăn của vòng bi – chủ yếu là tại vùng chịu tải.
Chúng ta có thể đo được vài tín hiệu sóng yếu trong biểu đồ sóng thời gian (time signal)
BIỂU ĐỒ SÓNG ĐẶC TRƯNG
Có thể thu được vài tín hiệu sóng yếu
GIAI ĐOẠN 2: RỖ PHÁT TRIỂN
Vết nứt (rỗ) sẽ xuất hiện nhiều hơn tại các vị trí khác nhau, và các vết này sẽ bị đào sâu hơn trong quá trình vận hành – chủ yếu là tại vùng chịu tải.
Chúng ta sẽ thu được nhiều shock hơn với cường độ mạnh hơn trong biểu đồ sóng thời gian (time signal).
BIỂU ĐỒ SÓNG ĐẶC TRƯNG
Thu được nhiều tín hiệu shock hơn với cường độ mạnh hơn
GIAI ĐOẠN 3: BỀ MẶT RỖ NẶNG
Đây là giai đoạn cuối của hỏng hóc, các vết rỗ sẽ lan ra hết vùng chịu tải và vòng bi không thể tiếp tục vận hành.
BIỂU ĐỒ SÓNG ĐẶC TRƯNG
Rất nhiều tín hiệu shock và có cường độ mạnh nhất.
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN Module phân tích hư hỏng vòng bi Bearing Defect Factor™?
Module phân tích hư hỏng vòng bi Bearing Defect Factor™
Phát hiện sớm hư hỏng, dễ dàng thiết lập với 12 mức giá trị tuyệt đối. Chẩn đoán 90% vòng bi.
hạn chế
– Phương pháp đỉnh 0-P; P-P –
phương pháp kiểm soát các đỉnh của biểu đồ phổ rất tiện trong việc tìm ra hư hỏng sớm, tuy nhiên rất khó trong việc theo dõi sự phát triển của hỏng hóc.
hạn chế
– Phổ RMS –
Giá trị trung bình – RMS – của phổ tần số chủ yếu sử dụng trong việc đánh giá độ rung tổng, nó rất thích hợp cho việc theo dõi tiến triển hư hỏng nhưng rất khó để phát hiện hư hỏng vòng bi tại thời kì đầu.
hạn chế
– Thừa số đỉnh/trung bình –
thừa số này dùng để theo dõi các hư hỏng sớm là chủ yếu, dù thừa số này ít bị ảnh hưởng bởi các thông số như tốc độ, kích thước, tải trọng… nhưng nó cũng không đủ tốt để phát hiện hư hỏng vòng bi.
Nguyên lý
kết hợp giữa Peak và RMS: DEF = a x PF + b x RMS
Tín hiệu cảnh báo chỉ lấy từ các phổ tần số gia tốc trên 3 kHz thông qua bộ lọc tần số thấp.
- Loại các tần số của hư hỏng thấp (lệch trục, mất cân ba92ng động).
- Chỉ giữ lại các tần số cộng hưởng cao (tần số của vòng bi).
đặc tính
Thông số của Module phân tích hư hỏng vòng bi Bearing Defect Factor™ tăng theo 3 chu kỳ hư hỏng của vòng bi.
Phát hiện được hư hỏng ngay khi nó xuất hiện
Dễ dàng thiết lập thông số: giá trị tuyệt đối từ 0 – 12.
Module phân tích hư hỏng vòng bi Bearing Defect Factor™ ít bị ảnh hưởng bởi các thông số như tốc độ, tải trọng, kích thước.
Thực tế ứng dụng Module phân tích hư hỏng vòng bi Bearing Defect Factor™?
ứng dụng
Motor – Máy phát
Vòng bi Motor: DE SKF6321, ta gọi vòng bi 1; NDE SKF NU321, ta gọi vòng bi 2.
Vòng bi máy phát: DE SKF6326, ta gọi là vòng bi 11; NDE SKF6320, ta gọi vòng bi 12.
Chúng ta sẽ dùng Module phân tích hư hỏng vòng bi Bearing Defect Factor™ để theo dõi các vòng bi này.
kết quả đo được
Đặt giá trị hư hỏng trên 8; giá trị cảnh báo trên 5.
Module phân tích hư hỏng vòng bi Bearing Defect Factor™ (DEF) đưa ra các thông số phân tích như sau:
- Giá trị cảnh báo đối với vòng bi 2 tại Motor và vòng bi 12 tại máy phát. Các giá trị này trên ngưỡng cảnh báo là 5.
- Giá trị nguy hiểm đối với vòng bi 11 tại máy phát, giá trij này có ngưỡng cảnh báo là 8.06.
theo dõi trending
Lịch sử đo của thiết bị từ tháng 3/2002.
Module phân tích hư hỏng vòng bi Bearing Defect Factor™ (DEF) đưa ra biểu đồ phát triển hư hỏng như sau.
- Các vòng bi vận hành bình thường cho đến thàng 8/2002 thì có dấu hiệu tăng chỉ số DEF..
- Chỉ số này tăng liên tục cho đến tháng 9/2002 đòi hỏi phải theo dõi thường xuyên.
- Vào tháng 10 chỉ số DEF của vòng bi 11 trên mức báo động. Đòi hỏi ta phải kiểm tra chi tiết phổ tần số.
phổ tần số của vòng bi 11
Phổ hư hỏng theo lý thuyết của vòng bi là 121.75Hz, hư vòng trong.
Biểu đồ phổ tần số theo máy đo được là 121.26 gần nhất với phổ hư hỏng của vòng bi 11 SKF6326, chúng ta có thể kết luận ngay vòng bi 11 đang có hỏng hóc tại vòng trong.
phổ tần số của vòng bi 2
Phổ hư hỏng theo lý thuyết của vòng bi là 133.00Hz, hư vòng ngoài.
Biểu đồ phổ tần số theo máy đo không thể hiện tần số hư hỏng của vòng bi SKFNU321. ta chỉ nhìn thấy tần số của vòng bi 11 là 121.26Hz, vậy có thể kết luận chỉ có vòng bi 11 có vấn đề.
KẾT QUẢ KIỂM TRA THỰC TẾ
Vòng bi 11 quả thực có vấn đề, vòng trong đang ở giai đoạn phát triển rỗ-(giai đoạn 2) và cần được dự trữ phụ tùng và có kế hoạch thay thế sớm trong 1 tháng tới.
THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN RUNG ĐỘNG KHÁCXEM TẤT CẢ
Cảm biến đo độ rung thông thường IEPE
Cảm biến độ rung gia tốc CTC - Intrinsically Safe
Cảm biến độ rung gia tốc 3 trục XYZ CTC AC972 – Intrinsically Safe
Cảm biến đo độ rung cho môi trường khắc nghiệt
Cảm biến nhiệt độ cao WILCOXON 712E / CC712E tần số 0,5 Hz – 20.000 Hz
Cảm biến đo độ rung vận tốc dạng 4-20mA CTC - CLASS 1 DIVISION 2 (ATEX ZONE 2)
Cảm biến đo độ rung gia tốc & nhiệt độ RTD CTC
Hệ thống rờ le và bảo vệ
Hệ thống rờ le & bảo vệ rung động (Junction Box) CTC SCD100 Series
Cảm biến đo độ rung với tín hiệu dòng điện 4-20mA
Phụ kiện hộp đấu nối CTC
Cảm biến đo độ rung gia tốc 2 trục CTC 100mV/g
Cảm biến đo độ rung gia tốc dạng 4-20mA CTC LP300 series
Cảm biến đo độ rung vận tốc dạng 4-20mA CTC - INTRINSICALLY SAFE IECEX CERTIFIED
Cảm Biến Đo Độ Rung
Hộp chuyển kênh
Hộp chuyển kênh độ rung 1 trục ngõ ra BNC CTC SB252 – 6-12 kênh
Cảm biến đo độ rung thông thường IEPE
Cảm Biến Đo Độ Rung
Như Nguyễn –
có hướng dẫn thêm cách xem phổ ko quý công ty?
hung phan –
rất hữu ích