MẤT CÂN BẰNG ĐỘNG VÀ MẤT CÂN BẰNG TĨNH

MẤT CÂN BẰNG ĐỘNG VÀ MẤT CÂN BẰNG TĨNH
5 (100%) 2 votes

Mất cân bằng động và mất cân bằng tĩnh được phân biệt thế nào? Hiện tượng mất cân bằng động và mất cân bằng tĩnh nguyên lý, vật quay bị mòn không đều gây ra hiện tượng khối lượng bên nặng bên nhẹ kéo lệch trọng tâm của thiết bị quay sang một vị trí khác.

I. MẤT CÂN BẰNG TĨNH VÀ MẤT CÂN BẰNG ĐỘNG

  1. Mất cân bằng tĩnh:

Mất cân bằng tĩnh là hiện tượng mà lượng mất cân bằng của chi tiết quay chỉ tập trung trong một mặt phẳng. Cơ bản, loại cân bằng này chỉ đúng với các cánh quạt hẹp không có chuyển động dọc trục. Trong một số trường hợp chúng ta có thể dụng cách lăn roto trên các cạnh dao ( khối V). Hoặc giá đỡ con lăn để xác định điểm nặng ( điểm mất cân bằng) bằng trọng lực.  Tuy nhiên, có giới hạn về độ chính xác của quy trình này và thường thì cách đo sự mất cân bằng trong quá trình quay sẽ cho độ chính xác cao hơn nhiều. Do đó phương pháp điều chỉnh mất cân bằng này cũng được gọi là “CÂN BẰNG MỘT MẶT PHẲNG”.

CÂN BẰNG TĨNH

Các chi tiết máy chủ yếu bị mất cân bằng tĩnh và có thể cân bằng một mặt là:

  • Quạt, hệ thống điều hóa không khí, tản nhiệt, trao đổi nhiệt.
  • Đĩa mài, mâm cặp trong máy gia công cơ khí.
  • Puli, bánh đà, ly hợp…
  • Bánh răng trong hộp số.

   2. Mất cân bằng động:

Mất cân bằng tĩnh là hiện tượng mà lượng mất cân bằng của chi tiết quay chỉ tập trung trong một mặt phẳng.Cơ bản, loại cân bằng này chỉ đúng với các cánh quạt hẹp không có chuyển động dọc trục. Tuy nhiên, có giới hạn về độ chính xác của quy trình này và thường thì cách đo sự mất cân bằng trong quá trình quay sẽ cho độ chính xác cao hơn nhiều.Trên các chi tiết quay có chiều dài tương đối, chúng không thể bỏ qua sự mất cân bằng quán tính.

Trái ngược với mất cân bằng tĩnh, ảnh hưởng của mất cân bằng chỉ xuất hiện trong quá trình quay của roto.

Cân bằng động là phương pháp cân bằng hiệu quả nhất vì sự mất cân bằng tĩnh và động có thể được xác định đồng thời. Việc hiệu chỉnh mất cân bằng trên một rôto có hai vòng bi cần ít nhất hai mặt phẳng để cân. Vì lý do này, phương pháp còn được gọi là “CÂN BẰNG HAI MẶT PHẲNG”.

Các chi tiết máy yêu cầu cân bằng động – 2 mặt phẳng là:

  • Các con lăn trong sản xuất giấy.
  • Các tang ly tâm và tách phân ly.
  • Rotor của các motor điện.
  • Các trục vít tải và trục nghiền.
  • Quạt với bề rộng rất dài, máy nén khí.

———————————————————————————————————————————————————————

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT THIẾT BỊ ÂU VIỆT

CHUYÊN CÂN BẰNG ĐỘNG – CÂN ĐỒNG TÂM TRỤC – PHÂN TÍCH RUNG ĐỘNG – KHỬ RUNG TÔNG THỂ – SIÊU ÂM CÔNG NGHIỆP.

ĐC: 113/4D Cống Lở, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM.

SỐ ĐT: 0982 150 978 – 02873040880

Email: sales.admin@avitek.vn   Website: www.avitek.vn

 

One thought on “MẤT CÂN BẰNG ĐỘNG VÀ MẤT CÂN BẰNG TĨNH

  1. Pingback: Cân bằng động Rotor là gì? -

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *