Có thể các bạn đã nghe nhiều về “kỹ thuật cân bằng động” trong cân bằng động lốp xe. Tuy nhiên kỹ thuật này còn dùng khá phổ biến trong việc bảo trì máy móc công nghiệp. Giúp cho các thiết bị quay trong nhà máy ít hư hỏng, tăng độ bền và hoạt động hiệu quả hơn. Vậy, cân bằng động máy móc công nghiệp là gì? Mời các bạn cùng Avitek.vn tìm hiểu nhé.
I. MẤT CÂN BẰNG ĐỘNG LÀ GÌ?
Trước khi biết cân bằng động là gì? Chúng ta cần tìm hiểu về mất cân bằng động trước.
Mất cân bằng động là hiện tượng thiết bị quay (cánh quạt, cánh bơm, lốp xe) bị lệch tâm trục quay trong quá trình vận hành. Nguyên nhân là sự không đồng đều về vật liệu và hình dạng của thiết bị. Điều này sẽ dẫn đến các hậu quả sau đây:
- 1) Hiện tượng mất cân bằng có thể gây va đập làm hư hỏng các vòng bi, làm ngưng trệ công việc gây nguy hiểm trong quá trình hoạt động.
- 2) Vận hành trong thời gian dài sinh ra nhiệt mài mòn nhanh những linh kiện trong hệ thống máy.
- 3) Hao mòn nguyên liệu điện trong quá trình vận hành và có thể cho ra sản phẩm không chính xác.
- 4) Gây thiệt hại lớn vì trì hoãn và dừng quá trình sản xuất.
II. CÂN BẰNG ĐỘNG LỐP XE LÀ GÌ?
Bánh xe ô tô hình tròn và được cấu thành từ hai bộ phân lốp xe và la-zăng. Để bánh xe cân bằng thì trọng lượng của cả hai bộ phận này phải được cân chỉnh một cách hài hòa. Trong quá trình chế tạo, ít nhiều giữa hai chi tiết hình tròn sẽ không thể đạt được mức cân bằng hoàn hảo.
Cân bằng động bánh xe
Chính vì thế việc cân bằng động sẽ giúp bổ sung một phần trọng lượng lên la-zăng hay mâm xe để phân phối trọng lượng bánh xe đều về các hướng, giúp lực ly tâm và trọng lực của bánh xe tập trung về chính giữa thay vì ép về một hướng khi di chuyển.
Nói cách khác, cân bằng động bánh xe là phương pháp bổ sung một khối lượng tương ứng về phía đối diện, giúp bánh xe cân bằng hơn khi chuyển động tròn.
III. CÂN BẰNG ĐỘNG MÁY MÓC CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Mất cân bằng động trong thiết bị quay do một số các nguyên nhân sau đây:
- 1. Dung sai trong quá trình lắp ráp và vận hành.
Một trong các nguồn gây mất cân bằng thường gặp là sự tích lũy độ rơ cho phép khi lắp đặt máy. Ví dụ: Trong quá trình lắp ráp các thiết bị cơ khi luôn có dung sai cho phép, nhưng trong quá trình vận hành do nhiều nguyên nhân rung lắc, hoạt động liên tục thì việc vượt ngưỡng dung sai là điều khó tránh khỏi. - 2. Nguyên liệu.
Biến dạng nhiệt: là biến dạng của rotor sinh ra do có sự thay đổi nhiệt độ. Kim loại giãn nở khi bị nóng lên. Tuy nhiên, do những sai lệch nhỏ về phân bố vật liệu, kích thước và sự tăng nhiệt không đồng đều nên rotor sẽ giãn nở cũng không đều gây mất cân bằng . Muốn khắc phục điều này phải cân bằng nhiệt độ máy đang làm việc. - 3. Trong quá trình vận hành thời gian dài thì cũng tránh khỏi các thiết bị quay bị mòn do ma sát. Cũng sinh ra hiện tượng mất cân bằng động trong thời gian dài.
cân bằng động máy móc công nghiệp
Cân bằng động máy móc công nghiệp là giải pháp tối ưu nhất cho hiện tượng mất cân bằng động thiết bị quay. Hiện nay trên thị trường có hai phương pháp thông dụng nhất:
- 1- Cân bằng động tại xưởng: quạt, cánh bơm… trong thiết bị quay của bạn sẽ được tháo ra và đưa về xưởng cơ khí của các đơn vị dịch vụ. Tại đây, họ sẽ tiến hành cân bằng động. Phương pháp này có độ chính xác không cao và rất mất thời gian.
- 2- Cân bằng động tại chỗ: đây là phương pháp mới dùng kỹ thuật phân tích rung động. Cân bằng động tại chỗ mà không cần phải tháo quat, cánh bơm… Phương pháp này có độ chính xác cao và tiết kiệm thời gian.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp quý độc giả phân biệt 2 loại cân bằng động thường gặp như trên. Cám ơn đã đọc bài viết.
✅CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT THIẾT BỊ ÂU VIỆT
✅CHUYÊN CÂN BẰNG ĐỘNG – CÂN ĐỒNG TÂM TRỤC – PHÂN TÍCH RUNG ĐỘNG – KHỬ RUNG TÔNG THỂ – SIÊU ÂM CÔNG NGHIỆP.
✅ĐC: 113/4D Cống Lở, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM.
✅SỐ ĐT: 0982 150 978 – 02873040880
✅Email: sales.admin@avitek.vn Website: www.avitek.vn