7 NGUYÊN NHÂN GÂY RUNG ĐỘNG CHO THIẾT BỊ QUAY

7 NGUYÊN NHÂN GÂY RUNG ĐỘNG CHO THIẾT BỊ QUAY
5 (100%) 2 votes

Thiết bị quay luôn là một phần không thể thiếu trong một dây chuyền sản xuất bất kì. Có thiết bị quay không quan trọng, có thể dừng sữa chữa bất kì lúc nào. Tuy nhiên, cũng có những thiết bị quay rất quan trọng không thể dừng đột ngột vì sẽ làm nhà máy ngừng hoạt động. Để điều đó không xảy ra, kỹ sư bảo trì của nhà máy phải thật sự am hiểu về thiết bị của mình. Bất cứ một rung động nhỏ nào cũng có thể tìm tàng hư hỏng. Vậy, nguyên nhân nào gây rung động ở thiết bị quay? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nhé.

1 – RUNG ĐỘNG DO “MẤT CÂN BẰNG ĐỘNG”

  • Sự phân bố khối lượng không đồng đều trên bộ phận quay gây nên mất cân bằng. Sự phân bố khối lượng không đồng đều được mô hình hóa tại một điểm và được gọi là đốm nặng.

Mất cân bằng động

  • Hậu quả: mất cân bằng động là nguyên nhân gây rung động mạnh dẫn đến các hư hỏng cơ khí khác như lệch tâm trục, mòn cánh, hư hỏng vòng bi, lỏng chân đế, và về lâu về dài là gẫy trục motor.
  • Lời khuyên: Khi chỉ số rung động của việc mất cân bằng động vượt quá giới hạn, cần cân bằng động ngay để tránh những hư hỏng khác.

 

2 – RUNG ĐỘNG DO KHÔNG ĐỒNG TRỤC ( LỆCH TÂM TRỤC)

  • Không đồng trục xảy ra do sai lệch vị trí ban đầu (do thiết kế, lắp đặt), hoặc sự thay đổi vị trí của một chi tiết máy do hiện tượng dãn nở nhiệt.

cân tâm trục

  • Hậu quả: Lệch tâm trục gây nên rung động và tạo ra các ứng suất có xu hướng gây hư hỏng cho những khớp nối trục và ổ đỡ.
  • Lời khuyên: nên cân tâm trục định kì, điều này sẽ giúp máy móc hoạt động ổn định, tuổi thọ cao hơn.

3 – RUNG ĐỘNG DO HƯ HỎNG VÒNG BI, THIẾU BÔI TRƠN

Vòng bi bị vỡ
Vòng bi bị vỡ

4 – RUNG ĐỘNG DO LỎNG KẾT CẤU

  • Các chi tiết máy được lắp không đúng quy cách hoặc bị rơ sau thời gian làm việc khiến chúng va đập với nhau dẫn đến rung động. Thường thấy hiện tượng này ở các chân bu lông.

lỏng kết cấu

 

  • Hậu quả: gây rung động và va đập ở các chi tiết máy. Dẫn đến các hư hỏng khác nếu không khắc phục.
  • Lời khuyên: thường xuyên kiểm tra chân đế, khung đỡ, đặc biệt là các bu lông chân máy.

5 – RUNG ĐỘNG DO CỘNG HƯỞNG KẾT CẤU

  • Khi tần số rung của máy cùng tần số rung của nền máy (Hoặc kết cấu đỡ máy) nó sẽ gây ra cộng hưởng kết cấu.  Điều này tao ra rung động lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của máy móc thiết bị. Đây được xem là nguyên nhân hay gặp nhưng thường bị bỏ qua nhất.
  • Hậu quả: gây tăng độ rung tổng thể, dẫn đến những hư hỏng thứ cấp khác (vòng bi, bánh răng, lệch tâm trục..)
  • Lời khuyên: Đo kiểm tra rung động thường xuyên để phát hiện điểm cộng hưởng, từ đó khắc phục hiện tượng này.

 

6 – RUNG ĐỘNG DO MÒN BÁNH RĂNG

Nếu bánh răng bị mòn, tần số rung động rất cao, pha rung động thay đổi thất thường và biên độ rung động thấp. Hiện tượng này phát sinh trên bánh răng bị mòn do các nguyên nhân sau:

– Khe hở dọc theo đường ăn khớp của chiều rộng vành răng tạo va đập khi truyền tải trọng.

– Lắp ráp không đảm bảo đồng tâm làm thay đổi thường xuyên chiều sâu ăn khớp của bánh răng, gây va đập kèm theo tiếng ồn có tần số thấp.

mòn bánh răng

7 – RUNG ĐỘNG DO XÂM THỰC

  • Bất kỳ một thiết bị nào khi mua về sử dụng một thời gian do nhiều yếu tố chủ quan hoặc khách quan sẽ dẫn đến những sự cố tác hại đến thiết bị. Đối với máy bơm nước thì hiện tượng xâm thực trong bơm ly tâm là do trong quá trình sử dụng đường ống bị hở làm cho khí bên ngoài tràn vào hoặc do máy bơm để cách xa nguồn nước. Khi xảy ra hiện tượng xâm thực trong bơm thường có tiếng ồn và tiếng kêu lách tách ở phía trong, gây ra rung động bơm.Hiện tượng này xảy ra sẽ làm giảm cột áp và hiệu suất bơm, hiện tượng xâm thực trong bơm ly tâm và cách khắc phục hiệu quả của hiện tượng này là liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ và khác phục nhanh chóng.

xâm thực bơm

Hiện tượng xâm thực bơm gây hư hỏng cánh quạt

Tất cả các nguyên nhân trên đều có thể khắc phục, sữa chữa và thay thế được. Nhưng điều quan trọng nhất là làm sao biết hư hỏng ở đâu và ở mức độ nào? Phân tích rung động là kỹ thuật có thể làm được điều này mà không cần phải tháo từng chi tiết của máy ra kiểm tra. Hãy đọc các bài viết tiếp theo của “Bảo trì 4.0” để biết thêm các kỹ thuật mới nhất này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *